Sáng ngày 19/10, huyện Đức Thọ đã có chuyến tham quan và làm việc với Công ty Cổ phần Nông Thủy sản Nghệ An về liên kết trồng sắn nguyên liệu. Đồng chí Trần Hoài Đức, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn, cùng đi có các Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Đức, Hoàng Xuân Hùng; lãnh đạo các phòng chuyên môn UBND huyện; lãnh đạo, Công chức nông nghiệp, cán bộ Hội Nông dân, các hộ nông dân 6 xã tham gia trồng sắn nguyên liệu.

Giống sắn HN1, HN5 trồng tại xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương

Đoàn cán bộ huyện Đức Thọ tham quan quy trình chế biến tinh bột sắn tại nhà máy của Công ty 

Thành phẩm được đóng gói xuất khẩu sang các nước Đài Loan, trung Quốc.

Đoàn đã đến tham quan vùng trồng sắn nguyên liệu tại xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương. Là huyện trồng nhiều sắn, mỗi vụ cung cấp cho Nhà máy tinh bột sắn Thanh Chương từ 50.000 - 60.000 tấn sắn củ. Năm nay, sắn được mùa, đạt năng suất bình quân 35-40 tấn/ha người dân bán cho nhà máy với giá 2.300 đồng/kg, tổng thu về 4,6 triệu đồng/sào.

Tiếp đó đoàn cán bộ huyện Đức Thọ đã có buổi làm việc với Công ty bàn về các giải pháp đầu tư, khuyến khích thu hút người nông dân sản xuất nguyên liệu cho nhà máy. Trao đổi với Công ty, các hộ dân nêu ra nhiều ý kiến nhất là vấn đề đầu tư, hỗ trợ khoa học, kỹ thuật sản xuất; cách phòng trừ sâu bệnh; phương pháp hạch toán, lợi nhuận trên từng diện tích. Bên cạnh đó người dân quan tâm đến thời gian, địa điểm vận chuyển sản phẩm sắn sau khi thu hoạch, tránh bị suy hao 

Theo đó, phía Công ty đã hạch toán: Chi phí đầu tư trên 1ha đất trồng sắn gồm: chi phí làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, Nilon phủ gốc, chi phí nhân công, tổng chi phí 31.245.000đ. Tổng doanh thu tối thiểu 77 triệu đồng trên 1ha, lợi nhuận 45.755.000 triệu đồng/1ha: Đây là giá cam kết tối thiểu, trường hợp giá cả thị trường có thể tăng hoặc hàm lượng tinh bột cao thì công ty sẽ mua giá cao hơn.

Qua trao đổi, đoàn cũng hiểu rõ quy chế hỗ trợ sản xuất, bước tiếp theo huyện Đức Thọ sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến khoa học, kỹ thuật sản xuất, và về giá trị kinh tế cụ thể trên diện tích để người dân hiểu và tham gia sản xuất. Mục tiêu chung là để người dân lựa chọn đúng cây phù hợp để canh tác trên diện tích đất tại địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Võ Văn Danh, Thôn Trưởng thôn Tiến Lạng, Đức Lạng nêu ý kiến : Trong sản xuất nếu do ảnh hưởng của thiên tai thì trách nhiệm của nhà nông và công ty có giải pháp như thế nào.

Ông Lê Phú Khánh,xã Tân Hương nêu: Với chất đất, thổ nhượng của TâN Hương hứa hẹn cây sắn sẽ cho giá trị trị kinh tế hơn so với cây khác

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Trần Hoài Đức đề nghị: Các địa phương, tổ chức đoàn thể nắm bắt thông tin, nghiên cứu, phổ biến vận động, tuyên truyền để nhân dân biết chủ trương, định hướng chuyển đổi,; các hộ dân chủ động nghiên cứu vùng sản xuất,  tham khảo quy trình, kỷ thuật trồng chăm sóc. UBND huyện Đức Thọ sẽ giao cho các phòng, ban, ngành chuyên môn rà soát, tính toán cụ thể, hạch toán phù hợp với từng loại đất của mỗi địa phương. Mục tiêu là nâng cao giá trị của các loại cây trồng trên từng diện tích đặc biệt là cây sắn.

Đoàn cán bộ lãnh đạo huyện Đức Thọ chụp ảnh lưu niệm tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Công ty Cổ phần Nông thủy sản Nghệ An 

ductho.hatinh.gov.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 121.349
    Online: 39