Thông tin về lịch sử, truyền thống văn hóa, di tích, danh thắng, điều kiện tự nhiên;

Thông tin về lịch sử, truyền thống văn hóa, di tích, danh thắng, điều kiện tự nhiên;

a. Đặc điểm tự nhiên

Xã Tân Hương nằm phía Tây nam huyện Đức Thọ, có chiều dài hơn 8 km, chiều rộng khoảng 2 km, tổng diện tích 1606 ha.

Phía Tây giáp các xã Đức Lạng, Đức Đồng;

Phía Đông bắc giáp các xã Đức Lập, Đức An, Đức Dũng;

Phía Tây nam giáp xã Đức Liên;

Phía Đông nam giáp huyện Can Lộc.

Tân Hương nằm giữa hai dãy Trà sơn Tây và Trà sơn Đông. Phía dãy Trà sơn Tây có núi Đá Đen trên đó có Hang Triều,( tương truyền Hang Triều từng là nơi một đội quân của Nghĩa quân Phan Đình Phùng trú quân), có đỉnh Châu Sơn, có núi Cột Cờ,( trên núi cũng có dấu tích một thời  của Nghĩa quân Phan Đình Phùng hoạt động ). Phía dãy Trà sơn Đông có đỉnh Bò Đực giáp xã Đức An, Đức Dũng. Với cơ cấu địa hình tự nhiên là những đồi núi cao thấp nối nhau xen lẫn các vùng thung lũng tạo nên một sự phức tạp của địa hình đã gây nhiều khó khăn trở ngại cho người dân trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt…

b. Qúa trình hình thành và phát triển

      Từ những năm 1960 trở về trước, nơi đây là một vùng hoang vu rậm rạp, nơi “ rừng thiêng, nước độc “, và là nơi hội tụ của năm con khe nên người xưa gọi nơi đây là vùng “ Ngụ Khê “

Từ đầu thập niên 1960, thực hiện chủ trương khai hoang phát triển kinh tế miền núi của Đảng, một số địa phương như các xã Đức Quang, Đức Vĩnh, Đức Lâm, Đức Dũng, Đức Lập… đã cử một bộ phận người dân đến Ngụ khê lập trại để làm kinh tế mà chủ yếu là trồng sắn, khoai, chăn nuôi trâu bò…nhằm phục vụ thời kỳ giáp hạt cho nhân dân địa phương,nên nơi đây còn có một cái tên gọi mới là vùng “Trại Côốc” . Năm 1964, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, huyện Đức Thọ có chủ trương “ Vơi dân khai hoang “, vận động nhân dân ở các xã ngoài đê thường hay  bị lũ lụt đi vào các vùng miền núi định cư phát triển kinh tế, xây dựng quê hương mới. Thực hiện chủ trương đó, tháng 2 năm 1965 xã Đức Quang đã vận động được 80 hộ dân với 444 nhân khẩu vào Trại côốc để xây dựng cuộc sống định cư mới. Với tinh thần “ bạt núi, mở rừng “ để làm nhà ở, làm nương, làm ruộng, các hộ dân đã tự dựng nhà,  quy tụ với nhau thành những cụm dân cư gọi là đội sản xuất. 80 hộ dân quy tụ thành một vùng dân cư gọi Cơ sở, lấy tên là cơ sở An Tân, trực thuộc đơn vị hành chính xã Đức An.

 Ngày 15 tháng 02 năm 1968 Thủ Tướng Chính Phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành Quyết Định thành lập đơn vị hành chính xã Tân Hương thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

          Tân Hương lúc bấy giờ là một xã thuần nông, một trăm phần trăm người dân trong xã sống bằng nghề nông, phù hợp với tình hình thực tế trong toàn huyện thời bấy giờ, xã Tân Hương lấy HTX nông nghiệp là đơn vị trung tâm để lãnh đạo, chỉ đạo việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.   Ngay sau khi được thành lập, chính quyền xã Tân Hương đã săp xếp lại các đơn vị hành chính  trực thuộc xã. Xã được chia thành 4 thôn:

          Tân Thành

          Tân Quang

          Tân Lộc

          Tân Nhân

. Đặc điểm về xã hội:

Về hạ tầng kinh tế-xã hội: Trong 5 năm đã làm được 23,2 km đường bê tông, trong đoá có 10,8 km đường trục xã; 9,3 km đường trục thôn; 3,13 km đường ngõ xóm; 3,15 km đường nội đồng. Xây dựng được …..km mương cứng. Qua kiểm tra đánh giá Đường trục xã đạt chuẩn 100%; đường trục thôn xóm đạt chuẩn 80%; đường trục nội đồng đạt chuẩn 84%; kênh mương cứng đạt chuẩn 85%; đường xã, thôn có rãnh thoát nước đạt 93%.

       Kết quả xây dựng các công trình phúc lợi xã hội: Xây dựng 1 nhà văn hoá xã trị giá.                     ; xây dựng trạm y tế 2 tầng trị giá:                    , xây dựng 4 nhà văn hoá thôn với tổng số vốn đầu tư:                            ;

Về chuyển dịch cơ cấukinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo:

  Cơ cấu kinh tế theo hướng nông – lâm – thuỷ sản chiếm 60%; công nghiệp – xây dựng – tiểu thủ công nghiệp chiếm 25%; dịch vụ thương mại – thu nhập khác chiếm 15%.

      Thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng / năm

      Thành lập mới 24 mô hình kinh tế ( trong đó có 5 mô hình lớn, 19 mô hình vừa và nhỏ) chủ yếu là trong lĩnh vực chăn nuôi.

      Tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% .

Về kinh tế gợp tác xã, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất:

      Trong 5 năm đã thành lập đươc 5 HTX, 8 tổ hợp tác, 4 doanh nghiệp.

Về giáo dục, y tế, văn hoá-truyền thông, môi trường:

       Đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiieps tục học THPT đạt 100% ,

       Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được qua đào tạo đạt 38,2%.

       Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100% .

       Các thôn xóm đều có hệ thống truyền thanh, ¾ thôn đạt thôn văn hoá, bưu điện xã đạt chuẩn, intenet đã về đến trung tâm xã.

       Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.

       Công tác vệ sinh môi trường thường xuyên được quan tâm, toàn dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, xã có 1 HTX môi trường hoạt động hiệu quả. Môi trườg cảnh quan luôn đảm bảo thông thoáng, vệ sinh.

Về hệ thống chính trị, an ninh trật tự ATXH:

      Các tổ chức trong hệ thống chính trị được sắp xếp đầy đủ, hoạt động hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công chức đều đạt chuẩn.

      An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, tình hình an ninh chính trị đạt chuẩn theo quy định.

Nông lâm nghiệp cũng đã đạt được những kết quả quan trọng:

      Tổng diện tích đất nông nghiệp 92ha, tổng sản lượng lương thực  đạt 1195 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 600 kg/ năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 27149 triệu đồng, chiếm 60% cơ cấu kinh tế toàn xã. Giá trị trên đơn vị diện tích đạt 108 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng trường kinh tế ngành nông nghiệp đạt 15%/ năm. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 60% giá trị thu nhập.

      Chăn nuôi : có 4 trang trại chăn nuôi lợn quy mô 500 con/ lứa, nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn quy mô từ 10 con trở lên. Tổng đàn trâu bò có 1000 con, đàn lợn có 2500 con, đàn gia cầm có 25000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 330000 tấn/ năm.

     Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp 884 ha, độ che phủ rừng chiếm 90% , trồng mới được 120 ha rừng tập trung và 50.000 cây phân tán.

    Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến thời điểm này xã Tân Hương đã đạt 15/20 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Những tiêu chí còn lại phấn đấu hoàn thành trong năm 2018 .

    Để đạt được mục tiêu về đích nông thôn mới trong năm 2018 , trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau đây:

    1 Bám sát quy hoạch và đề án xây dựng NTM, để tổ chức thực hiện theo lộ trình có hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ chế hỗ trợ đến tận người dân về xây dựng NTM.

Về đời sống tinh thần:

*Tôn Giáo: Ở Tân Hương không ,có hoạt động Tôn giáo

 Tân Hương hiện nay có 7 dòng họ chính.

Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh.

- Với sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên, cùng sự đóng góp và đồng thuận của nhân dân, nhà văn hóa xã và thôn xóm được xây dựng khang trang theo đúng quy chuẩn của Bộ văn hóa - Thể thao và Du lịch. Đây là là nơi để nhân dân hội họp, sinh hoạt, vui chơi thể thao. Cơ sở vật chất từng bước được trang bị. Khu vui chơi, giải trí, tập luyện thể thao tại trung tâm xã và các thôn được xây dựng và từng bước hoàn thiện, đảm bảo như cầu sinh hoạt của nhân dân.

- Tháng 01/2012 4/4 thôn đã tổ chức soạn thảo Hương ước thôn xóm và đã được UBND huyện phê duyệt đưa vào sư dựng tháng 11/2012. Hương ước đưa vào để nhắc nhở mọi người cùng nhau giữ gìn những thuần phong mỹ tục tốt đẹp. Khuyến khích mọi người bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản sắc của địa phương, khôi phục cảnh quan văn hóa của làng. Trên cơ sở thực hiện thắng lợi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương các cấp. Với mục đích làm cho đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của thôn ngày càng phát triển.

- Trong sinh hoạt thôn xóm, chi hội, chi đoàn luôn lồng ghép nội dung tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở mọi người nghiêm túc thực hiện. Nhờ đó mà trong những năm qua ở trong thôn, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, thôn xóm văn hóa được nhân dân đồng tình ủng hộ và ngày càng được đẩy mạnh.

- Tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt 89%, gia đình thể thao đạt 30%.

 - Phong trào tập luyện vui chơi thể dục thể thao cũng được duy trì thường xuyên. Các đội thể thao của xã thi đấu giải huyện luôn đạt thành tích cao.

- Các đội bóng ngoài việc vui chơi rèn luyện hàng ngày tại thôn, còn tham gia thi đấu các giải thường niên do xã tổ chức và đạt nhiều thứ hạng cao.

- Việc cưới, việc tang luôn được nhân dân thực hiện đứng theo tinh thần chỉ thị 27 của Bộ chính trị, các quy định của địa phương và Hương ước thôn xóm. Tang lễ được tổ chức trọng thể trang nghiêm và tiết kiệm, không phô trương xa hoa lãng phí. Trong tiệc cưới hỏi, đặc biệt là đã bỏ hẳn việc dùng thuốc lá trong lễ cưới. Trong các buổi liên hoan văn nghệ ban đêm của các đám cưới tuyệt đối không sử dụng bia, rượu. Xây dựng đời sống tính thần lành mạnh cũng được quan tâm thường xuyên, trong thôn không có hiện tượng mê tín dị đoan, không tàng trữ, sử dụng các loại văn hóa đồi trụy, không có các tai tệ nạn xã hội khác.

- Trẻ em đến độ tuổi dều được đến trường, không có trẻ em bỏ học giữa chừng, phong trào khuyến học được tổ chức ở các dòng họ và duy trì tốt.

- Nhân dân trong thôn chung sống với nhau hòa thuận, đoàn kết vui vẻ, tình làng nghĩa xóm đạm đà, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, các mô hình kinh tế trang trai, gia trại ngày càng phát triển. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Nhân dân xã Tân Hương từ trước tới nay luôn có truyền thống hiếu học, thời kỳ nào cũng có con em đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Đặc biệt, những năm gần đây, phong trào học tập ngày càng phát triển. Nhân dân đã ý thức được việc học tập là nâng cao trí thức để giúp nước, giúp nhà, nâng cao trình độ nhận thức.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 121.466
    Online: 40